Những lưu ý nên và không nên dành cho các bạn mới làm gia sư
Với kinh nghiệm làm gia sư lâu năm, trải qua nhiều cấp bậc cũng như học lực khác nhau của học sinh, những gia đình khác nhau… là những trải nghiệm và đồng thời là bài học đáng giá dành cho mình. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu công việc gia sư hay là một người mới bắt đầu, có thể các chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích dành cho bạn.
Công việc gia sư không chỉ có thu nhập tốt mà còn có nhiều trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, với công việc này bạn cũng cần lưu ý những việc nên làm và nên tránh xa.
Những việc nên làm
1. Chọn lớp dạy tại nhà phù hợp
Chọn lớp dạy hay cụ thể hơn là các bạn học sinh để dạy kèm. Muốn vậy, trước tiên bạn phải hiểu được năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng giảng dạy của mình phù hợp với đối tượng nào. Đó là các bạn học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay các lớp cần ôn thi nâng cao, ôn thi cấp tốc?
Năng lực chuyên môn ở đây là các môn học cụ thể và khả năng đào sâu đối với môn học đó. Ví dụ như môn Tiếng Việt (Ngữ Văn), Toán, Lý, Hóa… nếu bạn không chuyên sâu có thể dạy các bạn học sinh Tiểu học. Bởi ở cấp học này không yêu cầu quá cao về trình độ mà chủ yếu về kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn và khả năng giúp các em ngoan ngoãn, tập trung trong học tập.
Ngoài ra, các bạn nên ưu tiên dạy gần nhà. Điều này vừa thuận tiện đi lại và hạn chế những rủi ro. Việc chọn lớp cũng cần tìm từ những người thân tin cây hoặc các trung tâm uy tín.
2. Chuẩn bị kỹ về nội dung giảng dạy
Có một câu hỏi được nhiều bạn hỏi mình, đó là làm gia sư có cần soạn bài, chuẩn bị giáo án như giáo viên trên lớp không? Theo mình, điều đó là vô cùng cần thiết. Bởi, sự chuẩn bị sẽ giúp bạn có một buổi dạy kèm dễ dàng hơn, tránh bị lúng túng khi giảng và biết đâu sẽ có thêm những kiến thức thú vị để chia sẻ cho học sinh.
Sự chuẩn bị trước cũng là kỹ năng quan trọng cho thấy bạn là một gia sư cẩn thận, có chương trình học chất lượng hơn dành cho học sinh. Chính những điều này vừa nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm cho bạn và thêm nữa là “ghi điểm” trong lòng học sinh, phụ huynh.
3. Chuẩn bị một tác phong chuyên nghiệp
Bên cạnh sự chuẩn bị về kiến thức thì tác phong cũng vô cùng quan trọng. Ngay từ những buổi đầu giảng dạy, bạn cần thể hiện được sự chỉn chu của mình.
Cụ thể là, đi dạy đúng giờ, quần áo lịch sự kín đáo, luôn có những chuẩn mực trong giao tiếp, trong hành động và lời nói. Nếu có thể, ưu tiên đến sớm một chút và trao đổi thêm với phụ huynh sau buổi học vào những thời gian thích hợp.
Những việc không nên làm và cẩn trọng
Với các bạn gia sư mới hoặc đang chuẩn bị bắt đầu công việc này thì dưới đây là những điều các bạn nên hạn chế:
- Bị động trong mọi tình huống. Đó là để phụ huynh tùy ý trả chi phí, thời gian thanh toán mà không có sự trao đổi rõ ràng. Bên cạnh đó là thiếu chủ động trong việc trao đổi định hướng và đánh giá về năng lực của học sinh. Bạn nên thường xuyên cập nhật tình hình cho phụ huynh năm rõ để điều chỉnh phù hợp và để phụ huynh thấy được tinh thần giảng dạy của bạn.
- Không nên đến muộn về sớm. Đây là một điểm trừ rất lớn, thể hiện sự hời hợt của bạn.
- Thường xuyên nghỉ hoặc thay đổi lịch học. Bạn cần lưu ý rằng, ngoài môn học của bạn có thể học sinh còn học những môn khác, vì vậy không nên thay đổi quá nhiều. Điều đó thể hiện sự kém chuyên nghiệp và sự tập trung của bạn.
- Có sự chủ động và cảnh giác ở buổi dạy đầu tiên.
- Không ăn mặc phản cảm hoặc lôi thôi.
Trên đây là những chia sẻ dành chia sẻ dành cho các bạn chuẩn bị hoặc mới đi làm gia sư. Những chia sẻ cụ thể hơn sẽ được gửi đến các bạn trong những bài viết sau. Suy cho cùng, gia sư thực sự là công việc có nhiều trải nghiệm đáng giá. Nếu bạn nghiêm túc cho nó, biết đâu sẽ mang đến những cơ hội nghề nghiệp bất ngờ. Chúc các bạn sẽ có nhiều kỉ niệm đáng nhớ với công việc này.
—
TRUNG TÂM GIA SƯ HUYỀN DIỆU
- Địa chỉ: Số 64/Ngõ 255 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0949.48.9955
- Website: Giasuhuyendieu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/giasuhuyendieu